Viêm dạ dày ở trẻ em

Natural Remedies 19:15 3 Comments

Trước đây, viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em nên đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun.

Một bé trai 14 tuổi vào viện với tình trạng đau khắp bụng ngày thứ hai, nôn ói, không sốt. Gia đình em cho biết ngày trước bé đau lâm râm thượng vị, nôn, đi khám được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa. Từ sáng, bé đau nhiều hơn nên đến bệnh viện. Khi khám, bụng bé gồng cứng, rất đau. Sau khi làm các xét nghiệm, bé được chẩn đoán: thủng dạ dày. Bé được phẫu thuật cấp cứu khâu lỗ thủng và điều trị 10 ngày thì khỏi bệnh. Bé được kiểm tra thấy nhiễm vi trùng H. Pylori (HP) ở dạ dày.

Gia tăng viêm dạ dày ở trẻ

Vào một ngày khác, bé trai 15 tuổi vào viện vì chóng mặt và tiêu chảy sệt, được chẩn đoán là viêm ruột và cấp toa thuốc. Sau đó, bé được người nhà đưa vào bệnh viện vì mệt, xanh xao, tay chân lạnh, phân đỏ sậm. Bé được nội soi cấp cứu và chẩn đoán loét dạ dày, tá tràng, chảy máu. Sau 10 ngày điều trị và truyền máu, bé được xuất viện.

Trước đây, viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em, nên đau bụng ở trẻ thường được chẩn đoán là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng. Có nhiều trường hợp vào cấp cứu vì ói ra máu. Một số trường hợp biến chứng thủng dạ dày.

Viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ em đa số do nhiễm vi trùng HP. Vi trùng này lây qua đường miệng - miệng, nghĩa là có trẻ bị nhiễm HP, học bán trú ăn chung với bạn cùng lớp thì bị nhiễm HP. Vi trùng theo đường miệng - phân do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp thủng dạ dày, tá tràng, nhiễm HP chỉ là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh. Nguyên nhân cũng rất quan trọng là yếu tố tâm lý, học tập căng thẳng, xem tivi, chơi game quá nhiều, thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh không đúng giờ giấc.


Siêu âm kiểm tra sau mổ cho bé Ảnh: V.H


Dễ bị bỏ sót

Nhờ kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiến bộ, đặc biệt nội soi có gây mê, nên việc chẩn đoán viêm loét dạ dày, tá tràng không còn khó khăn nữa. Cơn đau có thể dữ dội, lăn lộn, dễ nhầm với giun chui ống mật. Một số bé chỉ đau bụng trước và sau ăn, không ợ hơi, ợ chua như người lớn, nên có thể nhầm với rối loạn tiêu hóa.

Một số trường hợp biểu hiện viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ thường là ăn uống khó tiêu, đau bụng vùng trên rốn. Các triệu chứng có thể tăng lên khi ăn thức ăn, đồ uống kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối. Cũng có trường hợp biểu hiện có thể rất rõ là nôn ra máu, đi cầu phân đen như bã cà phê hoặc tiêu máu tươi, nhưng đôi khi gia đình không phát hiện được. Các biểu hiện da xanh xao, ăn uống kém, gầy sút, mất tập trung, căng thẳng cũng thường gặp ở trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh sợ nội soi vì sẽ làm con mình đau đớn. Thực tế không phải vậy, trẻ sẽ được soi bằng ống soi mềm, nhỏ và sẽ được gây mê nên hoàn toàn không đau đớn. Có thể sử dụng phương pháp kiểm tra HP qua hơi thở để tìm nguyên nhân. Nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội phải đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm. Nên kiểm tra khả năng bé bị nhiễm vi trùng HP dạ dày.
 
BS CK 1 Phan Minh Viện (Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh) 
 
Nguồn: nld.com.vn

Nám da: Nám da là gì? - Nguyên nhân - Phòng chống - điều trị hiệu quả

Natural Remedies 04:46 2 Comments

Nám da là một trong những thủ phạm khiến nhiều chị em mất tự tin về sắc đẹp. Nhưng nám da lại ghé thăm rất sớm và hầu như chẳng chừa một người phụ nữ nào. Vậy, nám da là gì? Vì sao nám xuất hiện? Hãy tìm hiểu bản chất vấn đề để tìm ra phương pháp triệt để loại bỏ chúng.

Điều trị nám da bằng tinh bột nghệ

0.1 Nám da là gì?

Nám là tình trạng trên da xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sậm màu, có màu vàng, nâu vàng, nâu sáng nhưng phần lớn là màu nâu đen. Nám thường mọc tập trung thành từng mảng, phân bố chủ yếu ở hai bên gò má, mũi, trán, cằm….

Bản chất của nám da là sự phát triển quá mức của các sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì. Càng để lâu nám da càng có xu hướng lan rộng, đậm màu lên và khó chữa trị hơn.


Phân loại nám da: Sau khi hiểu rõ nám da là gì, bạn cần phân biệt các loại nám để tìm biện pháp điều trị thich hợp: Thông thường có 3 loại nám sau:


– Nám sâu: Là những đốm nâu sẫm màu có chân nám nằm sâu dưới chân bì của da.

– Nám mảng: Những vết nám xuất hiện thành từng mảng trên bề mặt da, có màu nâu nhạt.

– Nám hỗn hợp: Là sự kết hợp của 2 loại nám trên, vừa mọc thành mảng, vừa có chân nám ăn sâu dưới bề mặt da.

 Phân loại nám da

02. Nguyên nhân nám da?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da có thể kể tới, nhưng có thể chia ra thành hai nguyên nhân chính sau.

>> Từ bên trong cơ thể

  • Do di truyền.
  • Do sự thay đổi nội tiết: mang thai, mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt,…
  • Mắc các bệnh phụ khoa mãn tính như viêm tử cung, viêm phần phụ, các bệnh về gan, giun sán, sốt rét. Di chứng sau điều trị các bệnh ngoài da vùng mặt để lại.
  • Do tâm trạng, tâm lý tinh thần, trạng thái tinh thần căng thẳng kéo dài.
  • Do sự lão hoá của cơ thể: dưới sự tấn công của các gốc tự do, cơ thể con người dần già đi theo năm tháng, kèm theo đó là các vết nám, sạm, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt.

>> Từ yếu tố bên ngoài

  • Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý.
  • Do sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng cách.
  • Do sử dụng thuốc tránh thai thời gian dài.
  • Do tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm,…

 0.3 Cách phòng chống nám da? 

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đặc biệt vào giờ cao điểm: từ 10h đến 15h chiều.
  • Tránh để tinh thần căng thẳng lâu ngày, nên ngủ mỗi ngày từ 7 – 8h, dành thời gian thư giãn, tập thể dục thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung nhiều vitamin từ hoa quả và rau xanh để tăng sức đề kháng cho làn da từ bên trong.
  • Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm làm trắng da, chống nám da, chỉ có tác động tức thời. Bởi những loại này có chứa nhiều chất tẩy mạnh, lúc mới dùng sẽ tẩy trắng da, làm đẹp da, nhưng dùng thời gian lâu, càng ngày lớp da bị bào mòn, sẽ xuất hiện lớp da non. Khi đó, bạn đi nắng nhiều rất dễ bị nám. Ngoài ra, trong kem có lượng nhỏ thủy ngân, nếu dùng lâu dài sẽ gây ra teo da, dẫn đến hiện tượng nám da vĩnh viễn.
  • Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho da từ bên ngoài bằng việc chăm sóc da với các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng phục hồi và bảo vệ làn da

     Nguyên nhân dây ra nám da

0.4 Cách điều trị nám da?

Khi bị nám việc đầu tiên là đi khám bác sỹ chuyên môn để xác định đúng nguyên nhân gây nám thì mới có thể điều trị hết nám. Tuy cơ thể chúng ta có khả năng tự điều chỉnh, tự giải độc chữa trị cho các rối loạn ở da nhưng cần tuân thủ những chỉ định điều trị cùng một chế độ sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng hợp lí khoa học để phục hồi sức khỏe da từ bên trong và tăng sức đề kháng bảo vệ làn da từ bên ngoài.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da và cho cơ thể, ăn nhiều rau và hoa quả. Cung cấp cho cơ thể các chất như vitamin C, Beta carotene, vitamine E,… Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc,… Cần tránh các thức ăn cay nóng làm xung huyết da, các loại rượu, bia, …
  • Lột da mặt: Có thể sử dụng một vài phương pháp lột da mặt. Tuy nhiên biện pháp này không được khuyên dùng bởi biện pháp lột da trị nám là phá hủy tế bào biểu bì tạo hắc tố bề mặt ẩn dưới lớp biểu bì. Nhưng một số tế bào biểu bì tạo hắc tố có thể nằm sâu hơn mức axit có thể thâm nhập. Kết quả là các tế bào này sẽ bám vào các tế bào khác để truyền sắc tố. Các nốt nám lại xuất hiện trở lại. Ngoài ra, phương pháp lột da đòi hỏi một chế độ phòng ngừa nghiêm ngặt trong vòng vài tháng. Nếu bạn không kiêng cữ được da bạn có thể rơi vào tình trạng nám vĩnh viễn.
Trên đây Hồng Lam giời thiệu với các bạn sơ quát về hiện tượng nam da, Hồng Lam sẽ tiếp tục để tài này vào hôm sau, xin mời các bạn đón đọc.

Xin chúc các bạn ngày mới an lành, hạnh phúc!

Nám da là gì? Các nguyên nhân gây nám da?

Natural Remedies 22:36 Add Comment

Nám da là tình trạng khá phổ biến với các chị em độ tuổi trên 30, không gây đau đớn, nhưng nám da và đốm nâu lại khiến nhiều chị em mất tự tin và ảnh hưởng đến vẻ đẹp của người phụ nữ. Tuy vậy, không hẳn ai cũng chọn cho mình phương pháp chữa trị thích hợp.


Nhận diện:
 
Nám da rất dễ nhận dạng, thường có màu thâm hơi vàng hoặc hơi nâu, có kích thước không nhất định. Vết nám thường xuất hiện ở má, mũi, trán và thường đối xứng qua hai bên mặt. Nám thường xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi 40 trở lên nhưng với phụ nữ 30 tình trạng này vẫn xuất hiện.

Các nguyên nhân gây nám?
 
Việc xác định nguyên nhân gây nám da đóng vai trò rất quan trọng để đưa ra phương hướng phòng ngừa cũng như cách điều trị thích hợp. Tùy theo tình trạng về da của từng đối tượng mà áp dụng cách điều trị khác nhau. Không nên áp dụng cùng một lúc nhiều phương pháp hoặc tự động điều trị theo mách bảo của những người không có chuyên môn vì có thể làm tình trạng da của bạn trở nên tồi tệ hơn.



Do rối loạn sắc tố

Nám da mặt thường xảy ra với phụ nữ và nguyên nhân gây ra nám da thì không phải ai cũng hiểu hết. Melanin là sắc tố đen cấu thành nên màu sắc của da, khi Melanin sản sinh ra quá nhiều và phân bố không đếu sẽ gây ra tình trạng rối loạn sắc tố. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khi trời nắng gắt, lượng Melanin tăng lên để lại những mảng da mang sắc tố sẫm (nám), da bạn sẽ trở nên thô sần, xuất hiện nhiều mảng nâu và đen trền bề mặt da, nhất là ở mặt. Nám da không trừ bất kỳ loại da nào, dặc biệt là những người hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Do rối loại nội tiết

Rối loại nội tiết có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, ngay trong chu kỳ kinh nguyệt hay ở thời kỳ mãn kinh, căng thẳng kéo dài, đang mang thai hay dùng thuốc tránh thai. Nám thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ đã có gia đình trong khi tàn nhang thì xuất hiện ở các bạn gái trẻ, bởi sự thay đổi các hoocmon theo từng chu kỳ, những vết sạm sẽ tăng khi bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Do sử dụng mỹ phẩm bừa bãi

Nhiều chị em có thói quen sử dụng các loại mỹ phẩm có tác dụng làm trắng nhanh, mỹ phẩm tự pha chế hay không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Da sẽ trắng nhanh nhưng sau đó trở nên yếu ớt, dễ bị bào mòn khi tiếp xúc với ánh nắng, môi trường bên ngoài nên rất dễ bị nám, nhất là các trường hợp lột hay cà da mặt.

Hồng Lam/Chuyên mục Nám da