6 THÓI QUEN ĂN UỐNG GÂY ĐAU DẠ DÀY MÀ BẠN KHÔNG ĐỂ Ý

Natural Remedies 16:18 Add Comment
Thói quen ăn uống gây đau dạ dày



1. Ăn uống không hợp vệ sinh:

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) lây nhiễm chủ yếu qua đường miệng hoặc tiếp xúc với phân người bị bệnh do thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp vệ sinh. Đây là yếu tố chính gây nên đau dạ dày.

2. Ăn quá nhanh:

Khi ăn quá nhanh,thức ăn chưa kịp bị nghiền nát,nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa với thức ăn,điều này sẽ tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày.

3. Ăn trước khi đi ngủ:

Khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết mà bạn đã đi ngủ,lượng dư thừa sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, điều này sẽ dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.

4. Ăn không đúng bữa:

Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Thông thường thì, nếu bạn ăn đúng vào một khoảng thời gian nào đó, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và bạn cũng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.

5. Vận động mạnh sau khi ăn:

Sau khi ăn, máu chảy vào dạ dày để giúp cho việc tiêu hóa, vì thế việc cung cấp máu cho các bộ phận khác ít đi. Nếu bạn vận động mạnh ngay sau khi ăn thì có thể làm giảm bớt máu cung cấp cho ruột già và dạ dày.

6. Thức ăn nhiều gia vị, thức ăn cay:

Những thực phẩm nhiều gia vị thường rất khó tiêu và dễ gây đầy bụng. Nếu tiêu thụ chúng nhiều sẽ làm cho triệu chứng đau dạ dày tăng lên.

Hãy chia sẻ cho người thân, bạn bè để cùng hạn chế những thói quen không tốt dễ gây đau dạ dày cả nhà nhé.

-Sưu tầm-

Hiểu đúng về vi khuẩn H.P

Natural Remedies 15:55 Add Comment
TT - Helicobacter Pylori (thường được thầy thuốc và người bệnh gọi vắn tắt là HP) là một loại vi khuẩn có thể cư trú ở dạ dày, gây ra bệnh loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày.


Vi khuẩn HP gây đau dạ dày


Không ít lần ở bệnh viện, chúng tôi gặp cảnh người bệnh tay cầm kết quả xét nghiệm HP dương tính mà nước mắt giọt ngắn giọt dài chỉ vì nghe người đi khám bệnh ngồi cạnh nói rằng mình đã bị nhiễm loại vi trùng gây ung thư (và sớm muộn gì cũng sẽ bị ung thư dạ dày!). Cũng nhiều bậc phụ huynh bị viêm loét dạ dày - tá tràng do HP vì quá lo lắng đã tự đưa con đi xét nghiệm HP và khẩn thiết xin điều trị dù trẻ không có triệu chứng.

✽ Lo quá sinh bệnh

Điều trị HP thường là những phác đồ phối hợp thuốc phức tạp với ít nhất hai loại kháng sinh, do đó có nhiều tác dụng phụ. Hệ lụy là nhiều trẻ từ chỗ đang ăn ngon, chóng lớn, sau khi điều trị HP rơi vào tình trạng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn kéo dài.

Đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò sinh bệnh của HP trong các bệnh về dạ dày - tá tràng và những trường hợp nào mới thật sự cần thiết phải làm xét nghiệm chẩn đoán HP và điều trị tiệt trừ. Ít ai biết rằng đến 50% dân số thế giới bị nhiễm HP. Một điều đáng lưu ý khác là chỉ có khoảng 14% người nhiễm HP sẽ tiến triển thành bệnh loét dạ dày - tá tràng, chỉ khoảng 1% trường hợp mới thật sự tiến triển thành ung thư dạ dày. Điều này là do mối tương tác giữa chủng HP bị nhiễm với đặc điểm di truyền và các thói quen ăn uống (đặc biệt là hút thuốc lá, ăn các thức ăn mặn hoặc thức ăn được ngâm ướp bảo quản...) của người bị nhiễm. Có đến 85% người bị nhiễm HP trong suốt cuộc đời hoàn toàn không có triệu chứng hoặc bệnh tiêu hóa nghiêm trọng.

✽ Cân nhắc việc xét nghiệm

Với đời sống xã hội và ý thức phòng bệnh được nâng cao, ngày càng nhiều đơn vị và cá nhân thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, việc xét nghiệm chẩn đoán HP chỉ định thường quy ở những người khỏe mạnh hoàn toàn không có triệu chứng không những không cần thiết mà còn gây hoang mang, lo lắng quá mức cho cộng đồng tiềm ẩn nguy cơ gây kháng thuốc do việc điều trị được tiến hành đại trà. Theo khuyến cáo của Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam, không nên chỉ định xét nghiệm chẩn đoán HP như một xét nghiệm thường quy trong kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Song trên thực tế, chúng tôi cũng ghi nhận một số tình huống quan trọng thật sự cần được làm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HP nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Những người thân có quan hệ huyết thống trực tiếp (tức là cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con ruột) của người bệnh bị ung thư dạ dày là những người có cùng đặc điểm di truyền, do đó dễ bị tổn thương và có nguy cơ dễ bị loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày hơn khi bị nhiễm HP. Do đó những người thân này, dù không hề có triệu chứng, cũng nên được làm xét nghiệm chẩn đoán HP và điều trị tiệt trừ nhằm ngăn ngừa những bệnh lý này trong tương lai.

TS.BS QUÁCH TRỌNG ĐỨC (Tổng thư ký Hội Khoa học tiêu hóa TP. HCM)
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online

Bảy nhóm thực phẩm "tuyệt đối" cấm với người đau dạ dày

Natural Remedies 04:56 Add Comment

Đa dạ dày cần ăn kiêng gì


Nếu có triệu chứng bị bệnh dạ dày, hoặc đang bị dạ dày, bạn cần tránh những thực phẩm dưới đây để hạn chế sự tiến triển xấu của bệnh.

● Đồ uống kích thích, gia vị cay nóng:

Những người bị bệnh dạ dày cần hạn chế ăn các loại gia vị cay nóng.

Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.

Thực phẩm mang tính hàn hoặc đồ lạnh:

Những đồ ăn có tính hàn cũng cần tránh với người b ị bệnh dạ dày hoặc dạ dày kém.

Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C – 30°C.

Thực phẩm nhiều acid:

Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas, v.v... Lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho…) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.

Các loại nấm:

Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.

● Trứng chưa chín hoặc quá chín:

Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.

Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ:

Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.

Một số loại củ, rễ:

Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.

(Tổng hợp)

Ăn uống ở người viêm loét dạ dày

Natural Remedies 05:24 Add Comment


Với những người bị trục trặc ở dạ dày, nhất là viêm loét thì việc ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh.

Đau dạ dày ăn gì
Người viêm loét dạ dày nên dùng món luộc, hấp thay cho món chiên xào 

Cuộc sống hiện đại, nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống khiến bệnh viêm loét dạ dày càng xảy ra nhiều. Bệnh thường gặp từ tuổi 30 trở đi, nam giới mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ. Biểu hiện thường gặp ở bệnh này là những cơn đau vùng thượng vị, và cơn đau thường liên quan đến bữa ăn (thường xuất hiện lúc đói trước bữa ăn). Có những trường hợp sau khi bị đau vài tuần đến vài tháng rồi tự thuyên giảm, nhưng một thời gian sau sẽ đau trở lại. Bên cạnh cơn đau, một số biểu hiện có thể thường gặp là ợ chua, cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không biểu hiện triệu chứng cho đến khi bệnh trầm trọng (như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày...) phải nhập viện cấp cứu.
Chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đến người bệnh viêm loét dạ dày. Tại buổi nói chuyện với người dân về chế độ ăn uống mới đây ở TP.HCM, các bác sĩ khuyên người có bệnh viêm loét dạ dày, trong ăn uống hay khi chế biến thức ăn cần để ý là: nên thái (cắt) nhỏ, hoặc xay nhuyễn nguyên liệu, nấu chín mềm. Làm như thế sẽ giảm sự kích thích bài tiết dịch vị ở dạ dày, đồng thời giúp việc tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn, giảm mức độ làm việc cho dạ dày. Nên ăn đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ. Nên chia làm nhiều bữa ăn trong ngày. Tránh ăn quá no trong một lần. Rau và trái cây tươi là thực phẩm dùng thích hợp cho người bệnh. Nên dùng rau còn non và dùng rau luộc (hay nấu dạng súp); dùng các loại rau củ đã nấu chín. Các thực phẩm giàu đạm, nên chế biến theo cách luộc, hấp, tránh chiên xào để dễ tiêu hóa.
Cần lưu ý, với món ăn quá nóng hay quá lạnh đều không tốt cho người có bệnh viêm loét dạ dày. Không ăn bữa tối quá gần giờ đi ngủ. Việc thường xuyên căng thẳng, lo lắng là tác nhân làm nặng thêm bệnh viêm loét dạ dày - bởi nó kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị. Hạn chế (hoặc kiêng) dùng các món ăn có nhiều mùi vị, hương thơm, thịt quay, thịt rán, thịt nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và các món chiên xào nhiều dầu mỡ; không dùng các thức ăn, thực phẩm có tính kích thích, có tính cay, nóng như tiêu, ớt, tỏi, giấm tỏi, thức ăn ngâm chua, trái cây các loại ngâm chua, cà phê, rượu, thuốc lá... Tránh dùng loại thịt nguội chế biến sẵn, các thức ăn quá mặn cũng không tốt cho bệnh này.
Hạ Mai (Báo Thanh niên online)