Bài viết của BS.ThS Hàn Tiểu Sảo
Chúng ta sinh ra với khoảng 300 xương mềm. Suốt thời thơ ấu và niên
thiếu, sụn phát triển và dần được thay thế bởi xương cứng. Một số xương
sau này hợp nhất với nhau, do đó bộ xương người lớn có 206 xương.
Xương đóng nhiều vai trò trong cơ thể :
• Khung nâng đỡ cơ thể.
• Bảo vệ các tạng.
• Chỗ bám của cơ để chúng ta có thể di chuyển, vận động
• Môi trường cho tủy (nơi các tế bào máu được sản xuất).
• Khu vực lưu trữ các chất khoáng (như cancium).
Dựa theo hình dạng, xương được phân thành 4 loại:
1/ Xương dẹt (flat bones): bề mặt mỏng và rộng, có chức năng bảo vệ, ví dụ các tấm hộp sọ, xương bả vai, xương ức, xương sườn.
2/ Xương dài (long bones): có trục hình ống và mặt khớp ở mỗi đầu, ví dụ xương đùi, xương cánh tay, xương chày.
3/
Xương ngắn (short bones): có trục hình ống và mặt khớp ở mỗi đầu giống
xương dài nhưng nhỏ hơn nhiều, ví dụ xương đòn, xương bàn và đốt ngón
tay chân.
4/ Xương bất định (irregular bones): đai dạng (dài, ngắn, phẳng), ví dụ đốt sống, cổ tay cổ chân, xương bánh chè.
Ngoài
ra, còn có các xương vừng (sasemoid bones) nhỏ, phát triển trong các
gân cơ nằm quanh khớp xương đề bảo vệ và tăng cường tác động cơ học của
gân cơ, sự vững chắc của khớp.
Cấu trúc xương từ ngoài vào trong:
• Xương được bao phủ bởi một màng mỏng gọi là màng xương
(periosteum: ngoại cốt mạc): là một màng liên kết dai, đính chặt vào
xương, gồm 2 lá: lá ngoài chứa các nhánh tận cùng của thần kinh cảm giác
nên chấn thương xương thì đau đớn bởi vì các dây thần kinh đau cảm ứng
nằm chủ yếu ở màng xương, lá trong chứa các tạo cốt bào, hủy cốt bào và
nhiều mạch máu.
Các mặt khớp không có màng xương.
•
Vỏ cứng gọi là vỏ xương (compact bone): là mô xương đặc, rắn chắc. Gồm
chủ yếu protein (như collagen) và hydroxyapatite (trong đó bao gồm chủ
yếu là canxi và các khoáng chất khác). Hydroxyapatite chịu trách nhiệm
về sức mạnh và mật độ của xương.
• Lớp xốp bên
trong (cancellous bone): do nhiều bè xương (trabecular) đan chéo nhau,
tạo nên những hốc nhỏ. Mạng lưới các bè xương nhẹ hơn và ít dày đặc hơn
so với phần bên ngoài cứng nhưng vẫn đóng góp đáng kể vào sức mạnh của
xương. Việc giảm số lượng hoặc chất lượng của bè xương làm tăng nguy cơ
gãy xương.
• Tủy xương (bone marrow) là mô lấp
đầy khoảng trống trong bè xương. Tủy xương gồm tủy đỏ là nơi tạo huyết
chứa những tế bào chuyên biệt (bao gồm cả tế bào gốc) sản xuất các tế
bào máu, tủy vàng chứa nhiều tế bào mỡ có trong các ống tủy (medullary
cavity) của thân xương dài.
Xương được cấu tạo bởi:
1/ Nguyên bào tạo xương (osteoblasts) và tế bào tạo xương (osteocytes) tham gia vào việc tạo xương và khoáng hóa mô xương.
2/ Tế bào hủy xương (hủy cốt bào: osteoclasts): là các tế bào chịu trách nhiệm cho sự hủy xương.
3/ Chất nền collagen và noncollagenous protein (osteoid).
4/
Muối khoáng vô cơ lắng đọng trong chất nền. Độ cứng của xương là do sự
hiện diện của muối khoáng trong chất nền, là một phức hợp tinh thể canxi
và phosphate (hydroxyapatite). Xương bị vôi hóa có chứa khoảng 25% chất
nền hữu cơ (2-5% trong số đó là các tế bào), 5% nước và 70% khoáng vô
cơ (hydroxyapatite).
Mỗi xương trong cơ thể được hoàn toàn đổi mới mỗi 10 năm. Khi còn trẻ, quá trình tạo xương mới nhanh hơn sự phá hủy xương cũ, nên xương tăng khối lượng. Hầu hết mọi người đạt được đỉnh cao khối lượng xương ở tuổi 30. Sau đó, tu sửa xương vẫn tiếp tục, nhưng sự mất xương nhiều hơn sự tạo xương. Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương: sự mất xương vượt quá sự hình thành xương, dẫn đến khối lượng xương thấp, bất thường vi kiến trúc xương, tăng nguy cơ gãy xương.
Còn tiếp, phần 2
EmoticonEmoticon