Bệnh loét dạ dày tá tràng

Natural Remedies 04:34
 
loet da day ta trang
Bị loét dạ dày tá tràng là do khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm nạc và yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày. Các yêu tố gây mất cân bằng bao gồm: HCl và Pepsin của dịch dạ dày,khi ăn nhai không kỷ, ăn nhiều thức ăn cay chua...,thuốc lá, rượu bia, uống nhiều thuốc kháng viêm steroids và nonsteroids, yếu tố căng thẳng thần kinh...nhưng quan trọng nhất là nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
 
Là bệnh rất thường gặp, nam mắc phải nhiều hơn nữ, trẻ em từ 1 tuổi đến người trưởng thành đều có thể bị, nhưng tập trung nhiều nhất vào lứa tuổi 30-50. Bị loét dạ dày tá tràng là do khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm nạc và yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày. Các yêu tố gây mất cân bằng bao gồm: HCl và Pepsin của dịch dạ dày,khi ăn nhai không kỷ, ăn nhiều thức ăn cay chua..., thuốc lá, rượu bia, uống nhiều thuốc kháng viêm steroids và nonsteroids, yếu tố căng thẳng thần kinh... nhưng quan trọng nhất là nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori.
 
Biểu hiện chính của bệnh
 
Đau: với đặc điểm đau vùng trên rốn,dưới mõm ức. Đau liên quan tới bữa ăn: đau sau ăn 2-3 giờ hoặc nửa đêm về sáng thường do loét tá tràng; đau sau ăn nửa giờ, cơn đau nhiều hơn, kéo dài hơn là đặc điểm của đau dạ dày. Đau thường xuất hiện hoặc tăng khi ăn các thức ăn chua cay và giảm khi uống các thuốc kháng acid hay thuốc băng niêm mạc dạ dày. Các cơn đau hay xảy ra về mùa lạnh hay khi bị căng thẳng thần kinh.
 
Rối lọan tiêu hóa: đầy bụng, ợ hơi,ợ chua, chậm tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy.
Tuy nhiên trên thực tế chỉ có khỏang 50% bệnh nhân có triệu chứng điển hình, 40-45% có triệu chứng mơ hồ và 5-10% không có triệu chứng, những người cao tuổi thường nằm trong nhóm sau nầy. Cũng có một số trường hợp chỉ được chẩn đóan sau khi xẩy ra biến chứng.
 
Nên nhớ, những triệu chứng chỉ có tính gợi ý, để chẩn đóan xác định bác sĩ sẽ cần đến chụp x quang dạ dày tá tràng, hoặc tốt hơn nữa là làm nội soi dạ dày tá tràng.

Loét dạ dày tá tràng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng
 
- Xuất huyết tiêu hóa: thường rầm rộ với tiêu ra phân đen và hoặc ói ra máu.Thường người bệnh bị mệt, da niêm xanh,chóang váng có khi ngất xỉu phải vào bệnh viện cấp cứu.
 
- Thủng dạ dày: xuất hiện với cơn đau bụng dữ dội,đột ngột ở vùng thượng vị, như dao đâm, thường có nôn ói và bụng gồng cứng như gỗ...Biến chứng nầy cần mổ cấp cứu vì có thể gây tử vong.
 
- Hẹp môn vị: lúc đầu người bệnh cảm thấy ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ chua, về sau nôn ói sau ăn ngày càng thường hơn ,gầy sút. Đây là biến chứng nặng,cần phẫu thuật.
 
- Hóa ung thư: nhiễn HP lâu dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
 
Khi nghi ngờ bị viêm loét dạ dày bạn nên làm gì? 
 
- Không nên tự điều trị hay nghe theo lời mách bảo mà cần phải đi khám bệnh để được bác sĩ thăm khám cẩn thận,sau đó sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết và đặc biệt là nội soi dạ dày để có chẩn đóan xác định có viêm loét dạ dày tá tràng hay không, có bị nhiễm HP không và phát hiện biến chứng nếu có để có hướng điều trị thích hợp.
 
Loét dạ dày tá tràng là bệnh có thể điều trị dứt, không tái phát và không gây biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách..

Phòng bệnh
 
Vệ sinh ăn uống để tránh lây nhiễm Helicobacter Pylori. Khi ăn nhai kỷ,nuốt chậm. Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá. Thận trọng khi dùng các lọai thuốc aspirin, chống viêm. Tránh căng thẳng về thần kinh và tâm lý.

Bs. Trần Minh Khanh
Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh
 
 

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »