Thực phẩm hữu cơ là gì?

Natural Remedies 04:54 Add Comment

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), để được chứng nhận là hữu cơ, nông sản phải được nuôi trồng, bảo quản và chế biến trong điều kiện không dùng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, công nghệ sinh học và phóng xạ hóa học. 

Ngoài ra, USDA còn đặt ra quy định nghiêm ngặt cho việc dán nhãn nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết chính xác chất liệu hữu cơ có trong sản phẩm. Các nhãn phổ biến bao gồm: 

☑ Nhãn "100% Organic" phải hoàn toàn là chất hữu cơ. 

☑ Nhãn "Organic" dùng cho sản phẩm có ít nhất 95% thành phần hữu cơ. 

☑ Nhãn “Made with organic ingredients” (Chế biến từ sản phẩm có chất hữu cơ) dùng cho sản phẩm có ít nhất 70% thành phần hữu cơ. 

☑ Sản phẩm dưới 70% chỉ được phép liệt kê các thành phần hữu cơ hiện hữu. 

Chứng nhận Hữu cơ được công nhận

chứng nhận thực phẩm hữu cơ

Những khái niệm dễ nhầm lẫn 

Khi tìm kiếm nguồn thực phẩm “sạch”, người tiêu dùng thường cảm thấy bối rối giữa muôn vàn lời quảng cáo “có cánh” hay những thuật ngữ kiểu “thân thiện với môi trường”. Không ít người đã nhầm lẫn giữa “Organic” với các nhãn khác, không được chứng nhận hoặc chồng lấn nhau. Chắc chắn các nhãn hay khái niệm dưới đây đều có giá trị riêng, chỉ có điều chúng không phải là “hữu cơ”. 

1/ Locally Grown (nuôi trồng tại địa phương)

locally grown
Thường được ghi trên bao bì nhưng không phải là nhãn chính thức. Khái niệm “Địa phương” khá mơ hồ vì còn tùy thuộc vào khoảng cách đến thị trường. Sản phẩm địa phương có thể được nuôi trồng hữu cơ, nhưng đó là kết nối duy nhất. Thực phẩm hữu cơ không nhất thiết là của địa phương, và sản phẩm địa phương không có nghĩa là hữu cơ. 

2/ Natural (tự nhiên)

natural

Đây cũng không phải là nhãn chính thức dù hay được ghi trên bao bì. “Tự nhiên” nghe có vẻ hữu ích nhưng lại là khái niệm khó hiểu nhất dùng cho sản phẩm. Vì đã là “Tự nhiên” thì không thể chứa các thành phần nhân tạo hay thêm màu sắc, trong khi nó lại thường dùng cho cả sản phẩm chăm sóc cơ thể, vệ sinh và đồ chơi. “Tự nhiên” không hề liên quan đến chất hữu cơ. Thực phẩm hữu cơ được chứng nhận phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và được chứng minh là an toàn cho con người và môi sinh.

3/ Free-Range (nuôi thả)

free range
Không có nhãn “Nuôi thả” chính thức mặc dù nó thường được tuyên bố kèm theo các sản phẩm như bơ sữa, trứng và thịt. Khái niệm này không được kiểm soát và chỉ nói đôi chút về tập quán chăn nuôi thực tế. Tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ không bắt buộc điều kiện này. Động vật có thể tận hưởng những điều kiện sống tốt hơn khi được thả ngoài trời, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng được nuôi bằng chất hữu cơ. 

4/ Biodynamic (sinh học năng động)

Biodynamic

“Biodynamic” là nhãn chính thức được xác nhận bởi một bên thứ ba độc lập theo các tiêu chuẩn nhất định. Nó giúp bạn an tâm về những vấn đề không chỉ đơn giản là hữu cơ, như cộng đồng lành mạnh hay đa dạng sinh học. Một sản phẩm có thể được chứng nhận cả “Organic” và “Biodynamic”. Tuy nhiên, hai khái niệm này là khác nhau. Bạn không thể giả định người nuôi trồng hữu cơ sẽ áp dụng quy tắc Biodynamic hay nhà sản xuất Biodynamic phải tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ.

5/ Hormone-Free (không có chất tăng trưởng)

hormone-free
Thường thấy trên các sản phẩm bơ sữa và thịt, tuy nhiên nó không phải là nhãn chính thức. Khái niệm "Hormon-Free” sai về mặt kỹ thuật bởi vì không có loại sữa hoặc thịt nào mà không có Hormone, vì tất cả các loài động vật đều được sinh ra với kích thích tố. Chỉ có thể tuyên bố là không có “Hormone nhân tạo”. 

6/ Fair Trade (mậu dịch công bằng)

fair trade
Nhãn “Fair Trade” rất hữu ích vì nó đảm bảo sản phẩm là hợp lý về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Qua đó, khách hàng biết được người nông dân và công nhân trang trại nhận được các điều kiện thỏa đáng về thương mại và bảo hiểm xã hội. Nhiều sản phẩm hữu cơ có thể được chứng nhận cả “Fair Trade”. Tuy nhiên, “Fair Trade” không có nghĩa là được chứng nhận hữu cơ, và “Organic” không liên quan gì đến điều kiện lao động hoặc nguồn gốc xuất xứ. 

7/ GMO Free (không biến đổi gen)

non-GMO

“GMO Free” chưa được pháp luật công nhận vì một số hạn chế về phương pháp thử nghiệm cũng như rủi ro lây nhiễm từ cây trồng vật nuôi khác. Thay vào đó chỉ có chứng nhận của một số tổ chức nghiên cứu. Thực phẩm “GMO Free” hoặc “Non-GMO” không có nghĩa là được nuôi trồng bằng chất hữu cơ. Nó có thể tương đồng ở một số cấp độ nào đó, nhưng không thể hoán đổi. 

8/ GAP (thực hành nông nghiệp tốt)

GAP
Đây không phải là các sản phẩm hữu cơ mà là các sản phẩm được sản xuất ra có sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ hóa học… nhưng có kiểm soát về hàm lượng an toàn cho phép theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt, an toàn (Good Agricultural Practice) của Việt Nam (VietGAP) hoặc toàn cầu (GlobalGAP).

Nguyên Giang / kilala.vn

Organic Food - Trở về với tự nhiên

Natural Remedies 04:45 Add Comment

Sau khi đã “bội thực” với các loại nông sản công nghệ cao kiểu biến đổi gen hay kích thích tăng trưởng, rất nhiều người tiêu dùng bắt đầu quay về với thiên nhiên, tìm đến thực phẩm hữu cơ. Đó không chỉ là xu thế tất yếu ở các nước phát triển mà cũng ngày càng lan tỏa ở cả Nhật Bản lẫn Việt Nam. 

Sự trỗi dậy mạnh mẽ trên toàn cầu

Thị trường thực phẩm hữu cơ thế giới đã tăng gần như từ không có gì đến hơn 70 tỷ USD trong 30 năm qua. “Organic” đã tạo được tiếng vang vì quy trình sản xuất theo hình thức cao của nông nghiệp sinh thái và đảm bảo cho người tiêu dùng khỏi nỗi lo về nguồn gốc và xuất xứ của thực phẩm.

Theo Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Hữu cơ (FiBL) và Liên đoàn Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ Quốc tế (IFOAM), đến cuối năm 2013, thế giới có 170 quốc gia ứng dụng nông nghiệp hữu cơ với tổng diện tích 43.1 triệu ha, chiếm khoảng 1% diện tích đất nông nghiệp trên toàn thế giới. Tổng doanh thu từ thị trường thực phẩm hữu cơ thế giới đạt khoảng 72 tỷ USD trong năm 2013, tăng gần 5 lần so với năm 1999 (theo Organic Monitor). Dự đoán thị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Người Nhật sẵn lòng trả giá cao cho sản phẩm hữu cơ

Người Nhật là một trong số những người tiêu dùng đòi hỏi khắt khe nhất trên thế giới và rất xem trọng vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm, cũng như có ý thức rất cao về vấn đề môi trường sinh thái. Chính vì thế, Nhật Bản được xem là thị trường hữu cơ tiềm năng nhất trong khu vực Châu Á. Người tiêu dùng đánh giá cao nhãn chứng nhận hữu cơ và thể hiện sự sẵn sàng trả giá cao cho mặt hàng có chứng nhận này. 
rau củ hữu cơ
Một góc chợ rau củ hữu cơ (Photo: ict.wa4)

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ đã vượt quá nguồn cung, đặc biệt sau sự ra đời của luật thực phẩm hữu cơ, có hiệu lực vào tháng 4/2001, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn quốc gia mới. Từ “Hữu cơ” chỉ được sử dụng cho các loại thực phẩm được chứng nhận và đóng dấu niêm “Organic JAS”.
Nhật Bản có 10.611 ha đất nông nghiệp hữu cơ, chiếm 0.3% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước. Có 2.130 nhà sản xuất hiện đang ứng dụng loại hình này. Theo khảo sát của IFOAM Nhật Bản, thị trường thực phẩm hữu cơ Nhật trong năm 2010 đạt khoảng 1.3 đến 1.4 tỷ USD. Tuy nhiên, thị phần hữu cơ chỉ chiếm 0.24% tổng sản lượng nông nghiệp nội địa.

Như vậy, rõ ràng thị trường hữu cơ của Nhật vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Điều này một phần do nguồn cung nội địa hạn chế, các kênh phân phối chưa phát triển, và đặc biệt là do quy định nhập khẩu của Nhật cực kỳ nghiêm ngặt.  

Người Việt ngày càng quan tâm đến thực phẩm hữu cơ 

Thực phẩm hữu cơ có lẽ vẫn còn khá mới mẻ với đa số người Việt. Tuy nhiên, nó đang là xu hướng được nhiều người tiêu dùng thành thị lựa chọn, vì những lo ngại về an toàn thực phẩm. Hệ thống các cửa hàng thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam đang bán các mặt hàng khá phong phú với khoảng 300 sản phẩm từ các loại rau quả, trái cây, thịt, sữa… Ngoài những sản phẩm nuôi trồng trong nước, còn có các sản phẩm có chứng nhận hữu cơ quốc tế nhập khẩu từ Malaysia, Úc, Ấn Độ, Mỹ…
người Việt quan tâm thực phẩm hữu cơ
(Ảnh minh họa: leisuretime70 / PIXTA)

Nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng là rất lớn nhưng quy trình sản xuất hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp nên rất ít doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư. Thị trường cũng vì thế mà thiếu hụt nguồn cung. 

Diện tích nông nghiệp hữu cơ Việt Nam vào khoảng 37.490 ha, chiếm 0.4% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước, và có 6.829 nhà sản xuất hiện đang ứng dụng loại hình canh tác này. 

Thực tế cho thấy để tìm được một mảnh đất hội đủ điều kiện canh tác hữu cơ ở Việt Nam là rất khó, vì đất thâm canh nhiều năm đã tích tụ phân bón và thuốc trừ sâu. Do vậy, muốn bắt đầu canh tác hữu cơ, nhà nông phải chứng minh mảnh đất đó có ít nhất 3 năm không canh tác hoặc không sử dụng hóa chất. Trong quá trình canh tác chỉ được dùng phân bón hữu cơ tự ủ theo quy trình hoặc có chứng nhận quốc tế. Đồng thời việc phân tích mẫu đất cũng rất phức tạp, cần đến hơn 200 chỉ tiêu theo tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu.

Nguyên Giang / kilala.vn

 

Trị nám da, sạm da, tàn nhang hiệu quả với Tinh bột nghệ nguyên chất

Natural Remedies 09:24 Add Comment
 
Kinh nghiem tri nam da


Hiện tượng nám da, sạm da, tàn nhang là tình trạng gia tăng hắc sắc tố melanin ở trên da. Thông thường sự gia tăng này tạo lên các đốm có màu từ nâu đến đen, thường xuất hiện trên gò má, trán hoặc các vùng phơi bày ánh sáng khác. Nám da, sạm da, tàn nhang gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến cho người mắc rất mất tự tin trong giao tiếp.

Melanin sẽ hình thành khi cơ thể báo tín hiệu có quá nhiều gốc tự do, đó là các trường hợp cơ thể suy yếu do ốm đau bệnh tật, tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tiếp xúc với các loại tia xấu (tia tử ngoại, tia X), rối loạn nội tiết tố, phụ nữ mang thai và sau sinh, do yếu tố di truyền,… Melanin được hình thành từ bên trong, do đó để điều trị hiệu quả nám da phải loại bỏ được gốc tự do hoặc các nguyên nhân hình thành gốc tự do. Các loại kem bôi dưỡng da chỉ có tác dụng bên ngoài, không loại bỏ được gốc tự do đang chứa bên trong cơ thể, do đó không làm mất các nốt nám da, tàn nhang, sạm da hiệu quả. Chiếu tia lazer cũng chỉ có tác dụng loại bỏ melanin đang tồn tại trên da, tuy nhiên cơ thể nhận diện melanin là chất bảo vệ cơ thể chống gốc tự do, do đó nếu loại bỏ melanin trực tiếp sẽ làm mất yếu tố bảo vệ, gốc tự do tăng cao hơn và do đó lớp da mới sẽ được kích thích tăng tổng hợp melanin và kết quả là sau đợt điều trị lazer một thời gian thì các nốt tàn nhang tiếp tục mọc lại đậm màu và rộng hơn ban đầu.

Chữa nám da

Các chất có tác dụng phòng và điều trị nám da hiệu quả là các chất có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, đó chính là các chất chống oxy hóa và chúng phát huy hiệu lực khi đưa vào cơ thể theo đường uống. Các chất có tác dụng chống Oxy hóa như Vitamin E, Isoflavone (có trong tinh chất mầm đậu nành, bột sắn dây..), Vitamin C, Beta Caroten (có trong quả gấc, cà rốt), Glutathion, , Alixin (có trong tinh dầu tỏi), Selen,… đặc biệt Curcumin có trong tinh chất củ nghệ vàng giúp làm đẹp da, trị nám, sạm da hiệu quả.

Cách sử dụng tinh bột nghệ trị nám da, tàn nhang, sạm da

Pha 50 gram tinh bột nghệ vàng (tương đương khoảng 10 thìa ăn cháo) vào 1lít rượu trắng, để khoảng 3 ngày. Hằng ngày lấy hỗn dịch này bôi lên vùng da sạm, nám. Kết hợp với uống 5 gram tinh bột nghệ pha với sữa hoặc nước lọc, hoặc làm gia vị các món ăn mỗi ngày sẽ nhanh chóng trả lại làn da sáng đẹp cho các bạn. 

Hồng Lam


CHỮA BỆNH DẠ DÀY

Natural Remedies 20:02 Add Comment
Tinh bôt nghệ Hồng Lam 100% organic

Bệnh viêm loét dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch. Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày được cấu tạo bởi ba lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ niêm.

Tùy theo từng nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày trong dân chúng là 15-11,5 trên 1.000 người dân. Bệnh được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng bệnh lý này tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỷ lệ từ 40-70% trong bệnh lý dạ dày, tá tràng.

1. Viêm dạ dày những nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm dạ dày là một bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng thì rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng kết lại trong một số nguyên nhân chính như sau:

- Do chế độ ăn, uống:

  + Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng.

  + Ăn nhiều chất béo.

  + Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài.

  + Uống nhiều rượu, nghiện thuốc lá.

  + Ăn vội vàng, nhai không kỹ.

  + Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.

- Do thuốc & các hóa chất, do nhiễm Helicobacter Pylori (HP) rất được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa quan tâm, đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.

- Do nguyên nhân thần kinh: Những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.

- Do nguyên nhân nội tiết: Đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan, v.v..

2. Phòng ngừa bệnh viêm dạ dày

Phòng ngừa viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Để giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, và các rối loạn tiêu hóa nói chung:

- Ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị, cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày.

- Hạn chế hoặc tránh uống rượu.

- Không hút thuốc lá.

- Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc viêm loét dạ dày giảm những cơn co thắt, chống ợ hơi - buồn nôn,...

3. Phương pháp điều trị bệnh dạ dày, tá trang đại tràng cấp và mãn tính với tinh bột nghệ

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh củ nghệ có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp của túi mật nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Tinh chất Curcumin trong củ nghệ cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.

Theo y học cổ truyền, củ nghệ có tác dụng điều hòa khí, phá huyết ứ tụ, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương, sẹo nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Thêm nữa, nghệ vàng có công dụng hữu hiệu trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, v.v..

Tinh bột nghệ Hồng Lam là sản phẩm được chiết xuất từ củ nghệ trồng tại Huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, có từ 2 năm tuổi trở lên, trồng tự nhiên, đảm bảo sản phẩm sạch, chế biến sạch và có hàm lượng curcumin cao giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh lý dạ dày, tá tràng, đại trạng so với bột nghệ thông thường.

Sản phẩm Tinh bột nghệ Hồng Lam sẽ được sản xuất vào dịp cuối năm âm lịch 2015, đây là thời điểm củ nghệ có hàm lượng curcumin cao nhất trong năm. Xin mời các bạn đặt hàng với chúng tôi tại trang facebook này hoặc qua điện thoại tư vấn: 0996.926.958 (gặp A. Thành).

Chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã quan tâm đến Hồng Lam với 2 sản phẩm đầu tiên: Tinh bột nghệ, Bột sắn dây.

Xin cảm ơn!

Thức uống giải khát bổ dưỡng: nước tinh bột nghệ pha chanh

Natural Remedies 20:05 Add Comment

Nuoc tinh bot nghe pha chanh


Đây quả thật là đồ uống có rất nhiều công dụng, giúp chữa lành các vết nhăn và ngăn ngừa lão hóa tuyệt vời. Tinh bột nghệ có chứa chất curcumin chống oxy hóa mạnh mẽ và chống ung thư. Thêm nữa, đây là đồ uống có đặc tính chống lại các vi khuẩn có hại. Thức uống này còn giúp kiềm hóa cơ thể, giảm viêm, v.v..

Sau đây là những lợi ích tuyệt vời mà tinh bột nghệ có thể mang tới cho bạn:

1.Chữa ho, cảm lạnh

Nghệ được biết đến với đặc tính kháng sinh và kháng khuẩn, chính vì thế mà nó là bài thuốc hiệu quả chống đau họng, cảm lạnh và ho.

2. Ngăn ngừa ung thư

Theo nhiều nghiên cứu đưa ra, nghệ có tác dụng chống lại nhiều căn bệnh ung thư như: ung thư vú, da, ung thư phổi, tuyến tiền liệt và ung thư ruột do đặc tính chống viêm của nó.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Do tính chất sát trùng và kháng khuẩn nên nghệ dùng để chữa rối loạn tiêu hóa, loét và viêm đại tràng. Đặc biệt hiệu quả trong việc chữa chứng khó tiêu và ngăn ngừa loét dạ dày và tiêu chảy.

4. Chống viêm

Nghệ chống viêm, giúp giảm đau hiệu quả nên nó được sử dụng rộng rãi để chữa bệnh viêm khớp và điều trị sưng cho viêm. Nó còn là chất khử trùng tự nhiên và tẩy sạch vết thương, dùng nghệ bôi lên vết thương bị chảy máu sẽ có tác dụng lành sẹo và giảm đau rất nhanh.

5. Bệnh đường hô hấp

Do đặc tính kháng khuẩn và kháng sinh, nghệ được sử dụng rộng rãi để điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.

6. Viêm khớp

Uống nghệ hai lần trong một ngày sẽ giảm tình trạng cứng khớp buổi sáng, chữa viêm khớp và sưng đau khớp và giảm đau.

7. Giải độc gan

Nghệ được biết đến như loại thuốc giúp giải độc gan tự nhiên và giúp thanh lọc máu. Nó giúp cải thiện chức năng của gan và làm sạch hệ thống bạch huyết.

8. Giảm cân

Nghệ uống nóng giúp đốt cháy mỡ tích tụ trong cơ thể bạn, nó còn loại bỏ chất béo trong thức ăn bạn ăn.

9. Giúp xương khỏe mạnh

Nghệ là loại thức uống giàu canxi, giúp chắc xương và cung cấp đủ canxi cho xương phát triển. Đây là loại thức uống tuyệt vời để giúp cho xương chắc và khỏe hơn.

10. Lọc sạch máu

Nghệ có tác dụng tuyệt vời dùng để lọc sạch máu của bạn và giúp cải thiện lưu thông máu.

11. Giảm đau bụng kinh

Nghệ chống co thắt hiệu quả vì vậy làm giảm bớt đau bụng kinh và đau đớn.

12. Chữa mất ngủ

Trong nghệ chứa acid amin và tryptophan, uống một ly bột nghệ trước khi đi ngủ giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon.

13. Bệnh Eczema

Uống một ly bột nghệ hàng ngày để điều trị bệnh chàm.

14. Phát ban và mẩn đỏ

Uống tinh nghệ, kết hợp với việc lấy bông tẩy trang chấm vào sữa nghệ, rồi thoa lên những chỗ mẩn đỏ trong 15 phút.

15. Chất chống oxy hóa

Tinh nghệ là một sự lựa chọn tuyệt vời để chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do. Từ đó có thể chữa được nhiều bệnh.

16. Giảm đau nhức

Tinh nghệ vàng có thể giảm đau nhức. Đồng thời, có thể tăng cường sức khỏe cột sống và các khớp trong cơ thể.

  • NGUYÊN LIỆU: 
- Nước sôi vừa đến: 150-200ml

- Tinh bột nghệ organic: 1 thìa cà phê (thìa lưng lưng)

- Đường (nên dùng đường thốt nốt): 1 thìa cà phê. Bạn có thể gia giảm thêm.

- Chanh: 1/2 trái

  • CÁCH LÀM:

-  Bạn cho tinh bột nghệ vào 1 cái ly, rót nước đã đu sôi vào từ từ, vừa rót vừa lấy muỗng khuấy đều đều.

- Cho đường, vắt chanh vào.

- Cắt 1 lát chanh trang trí đặt vào ly (cho đẹp :D ).

Như vậy bạn đã có 1 ly nước tinh nghệ - chanh thơm ngon rồi!

Hồng Lam

Bạn có nhu cầu tư vấn về tinh bột nghệ xin liên hệ: 0996.926.958 (a. Thành)

Vì sao nên tránh xa thực phẩm GMOs?

Natural Remedies 12:43 Add Comment
Vì sao nên tránh xa thực phẩm GMOs?
Sau đây là 10 lý do nên tránh xa thực phẩm biến đổi gien (GMO):
1. GMO không có lợi cho sức khỏe
Viện Y học Môi trường Mỹ (AAEM) khuyến cáo các bác sĩ nên đưa chế độ ăn không có thực phẩm GMO cho tất cả bệnh nhân. Họ dẫn chứng các nghiên cứu trên động vật cho thấy sự tổn hại nội tạng, dạ dày và đường ruột khi chúng ăn GMO. Ngoài ra chúng còn bị rối loạn hệ miễn dịch, lão hoá nhanh, và vô sinh. Nghiên cứu trên con người cho thấy thực phẩm biến đổi gien có khả năng tồn lại trong cơ thể, gây ra lắm rắc rối lâu dài. Ví dụ, sau khi xơi đậu nành biến đổi gien vào bụng, thì DNA mà người ta cấy vào đậu nành (để biến đổi nó) có thể truyền sang vi khuẩn sống trong cơ thể ta (do vi khuẩn cũng ăn những thứ… ta ăn), dần dà vi khuẩn của cơ thể người cũng “biến đổi gien” luôn. Các công ty nghiên cứu GMO chủ yếu bỏ tiền để tạo ra giống chịu thuốc trừ sâu (ví dụ như giống bắp chịu được thuốc xịt Roundup), như vậy xịt thuốc Roundup lên bắp GMO là bắp vẫn không chết. Tuy nhiên thuốc Roundup vẫn dính trên bắp chứ không bay đi đâu cả, ăn bắp này cũng đồng nghĩa với việc ăn Roundup vô người. Thế nên các nhà khoa học còn tìm thấy chất độc của thuốc Roundup trong máu thai phụ và thai nhi.

Chuột sau khi ăn thực phẩm GMO – thí nghiệm của đại học Caen. (Ảnh trong bài lấy từ Internet)
Vô số vấn đề sức khỏe đã gia tăng sau khi GMO ra mắt thị trường vào năm 1996. Tỷ lệ người Mỹ mang hơn ba bệnh mãn tính tăng từ 7% thành 13% chỉ trong vòng 9 năm. Dị ứng thực phẩm cũng tăng vọt, những bệnh rối loạn như chứng tự kỷ, rối loạn sinh sản, các vấn đề tiêu hóa và những bệnh khác cũng trên đà tăng nhanh. Mặc dù không có đầy đủ nghiên cứu để khẳng định rằng GMO là yếu tố gây hại, các nhóm bác sĩ như AAEM khuyên chúng ta không nên chần chờ trong việc chủ động bảo vệ bản thân, đặc biệt là bảo vệ con trẻ – thành phần vốn chịu nguy cơ cao nhất.
Cô bé đi biểu tình chống GMO ôm biển đề chữ “Cháu không phải một thí nghiệm khoa học”



Bé Aixa, 5 tuổi, của tỉnh Chaco, Argentina. Sau khi Argentina bắt đầu trồng thực phẩm biến đổi gien giống Mỹ, tỷ lệ trẻ em bị dị tật cũng tăng vọt. Tỉnh Chaco – nơi trồng nhiều GMO và xịt thuốc Roundup của Monsanto – có số trẻ em dị tật cao gấp 4 lần. Bé Aixa có mụn đen mọc khắp người. Bác sĩ không cách nào chữa khỏi cho em được. Ảnh: Natacha Pisarenko.
Tổ chức Sức khỏe Cộng đồng Mỹ và Tổ chức Y tá Mỹ là hai trong số nhiều nhóm y khoa lên án việc sử dụng hormone tăng trưởng biến đổi gien để chích cho bò, vì sữa từ bò tiêm thuốc này có nhiều hormone IGF-1 (nhân tố tăng trưởng tương tự insulin-1) – một chất có khả năng gây bệnh ung thư.

2. GMO gây ô nhiễm vô thời hạn

Cây trồng GMO thụ phấn chéo và hạt giống của chúng có thể bay đi xa. Vì thế nếu bạn muốn loại GMO khỏi bể gien đã pha tạp là chuyện không tưởng. “Ô nhiễm GMO” khi cây GMO tự nhân giống sẽ ảnh hưởng đến trái đất lâu hơn cả nạn biến đổi khí hậu cũng như chất thải hạt nhân. Mối nguy hại tiềm tàng quả thật rất lớn và nó đang đe doạ các thế hệ tương lai. Ô nhiễm GMO hiện còn gây tổn thất kinh tế cho các nông dân trồng trọt theo phương pháp hữu cơ hoặc không dùng giống GMO, họ thường phải vật lộn để giữ cho cây thuần chủng, nhưng chiến đấu với phấn hoa GMO bay trong gió là điều không tưởng.
Bà Vandana Shiva – nhà hoạt động vì môi trường kiêm người kêu gọi phát triển nông nghiệp hữu cơ nổi tiếng của Ấn Độ. Bà từng nói một câu rất hay “Khi đụng tới bản quyền hạt giống để kiếm chác một số tiền khổng lồ, các công ty sản xuất GMO nói ‘tiền là của chúng tôi’. Nhưng khi đụng đến vấn đề ô nhiễm hay nạn thụ phấn chéo hoặc an toàn sức khỏe, câu trả lời của họ là ‘chúng tôi không chịu trách nhiệm’”.

3. GMO làm tăng sự lạm dụng hóa chất diệt cỏ
Các công ty bán giống biến đổi đều thiết kế cho giống cây của họ khả năng “kháng thuốc diệt cỏ” – nhất là các loại thuốc độc hại. Điển hình như Monsanto bán giống cây Roundup Ready có tính kháng chịu thuốc diệt cỏ Roundup của họ.
Từ năm 1996 đến 2008, nông dân Mỹ đã phun 191,500 tấn thuốc diệt cỏ lên các cây GMO. Việc lạm dụng Roundup đã sinh ra “siêu cỏ” kháng thuốc, khiến nông dân lại càng phải sử dụng thêm nhiều thuốc độc hại mỗi năm. Điều này không chỉ gây hại cho môi trường, mà hóa chất diệt cỏ phun lên cầy trồng GMO sẽ tồn đọng lại trên chính cây trồng ấy. Chẳng hạn như thuốc Roundup có liên quan đến bệnh vô sinh, rối loạn hormone, dị tật và ung thư. Như đã giải thích ở trên, xơi bắp có xịt Roundup tức là xơi tí roundup vào người.
Monsanto đang bóp chết “Mother nature” (Mẹ thiên nhiên)

4. Biến đổi gien gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Vơi việc lai tạp gien với các giống cây không có họ với nhau, GMO mở lối cho một loạt những tác dụng phụ khôn lường. Hơn nữa, bất luận được cấy thêm gien nào vào, chính quá trình tạo ra một GMO đã có thể gây ra những tổn hại to lớn kèm theo. Cây GMO có thể sản sinh ra các loại độc tố, gây dị ứng, gây ung thư và khiến người ăn bị thiếu hụt dinh dưỡng.

5. Sự giám sát lỏng lẻo đầy hiểm nguy của chính phủ Mỹ

Các đánh giá an toàn lẫn sự kiểm soát hời hợt của chính phủ đã phớt lờ hầu hết các nguy cơ về sức khỏe và môi trường từ GMO. Nguyên nhân của thảm cảnh này mang nặng tính chính trị. Tỉ như Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chẳng cần các công ty sản suất hạt giống GMO nộp một nghiên cứu nào về an toàn thực phẩm, cũng không chỉ thị ai phải dán nhãn GMO lên thực phẩm. Thế cũng có nghĩa là FDA cho phép các công ty đưa thực phẩm biến đổi gien vào thị trường mà không cần thông báo gì cho Cục. Họ biện hộ bằng cách nói rằng họ không có thông tin nào cho thấy thực phẩm biến đổi gien khác biệt đáng kể so với thực phẩm thường. Nhưng điều đó là dối trá. Một vụ kiện đã công bố các ghi chú của cơ quan mật vụ, cho thấy số đông các nhà khoa học trong đội ngũ FDA đều nhất chí rằng GMO có thể gây ra những tác dụng phụ khó lường và khó phát hiện. Họ đề xuất chính phủ tiến hành thêm các nghiên cứu dài hạn. Nhưng Nhà trắng đã lệnh cho FDA khuyến khích công nghệ sinh học, và viên chức phụ trách chính sách của cục này là Michael Taylor – kẻ từng là luật sư của Monsanto, và sau đó là phó giám đốc của công ty này. 
Ông Michael Taylor – quan chức cấp cao của FDA, sau đó là luật sư của Monsanto. Sau đó lại làm cho FDA, rồi Monsanto, rồi lại FDA. Liệu ta có tin nổi những gì ông này phán?

6. Ngành công nghiệp công nghệ sinh học sử dụng chiêu bài “khoa học thuốc lá” 

(Khoa học thuốc lá: nghiên cứu khoa học do chính các công ty thuốc lá đổ tiền vào để lái kết quả nghiên cứu theo ý muốn, nhằm biện hộ rằng thuốc lá không hại sức khỏe cách đây mấy thập kỷ trước)

Các công ty công nghệ sinh học như Monsanto nói rằng Chất độc màu da cam, PCB và DDT là an toàn. Họ đang dùng những nghiên cứu qua loa, gian lận để cố thuyết phục chúng ta tin tưởng GMO. Tuy nhiên các nhà khoa học độc lập đã bắt quả tang những kẻ tung hỏa mù này, họ đã chứng minh rành rành cách các nghiên cứu do chính Monsanto tài trợ là chuyên né tránh việc tìm ra vấn đề, và cách các công ty này bóp mép hoặc phủ nhận các phát hiện bất lợi cho mình.

7. Công ty GMO đang tấn công và giữ kín các nghiên cứu và báo cáo độc lập
Nhiều nhà khoa học có lương tâm đã phát hiện ra sự nguy hại của GMO, thế nhưng các tập đoàn kinh doanh GMO và các hãng hóa chất lại quay sang tấn công, bịt miệng, gây áp lực với công ty của những khoa học gia này để khiến họ mất việc. Ai muốn nghiên cứu kỹ càng về GMO cũng thường bị từ chối tài trợ. Nhật báo Nature thừa nhận rằng “Một lô các nhà khoa học vô lương tâm đi bôi nhọ nghiên cứu của các nhà khoa học chân chính bằng thái độ có tật giật mình, mang tính đảng phái; điều này chẳng giúp gì cho việc nâng cao kiến thức”. Các nỗ lực phanh phui vấn nạn GMO từ phía truyền thông cũng thường gặp phải kiểm duyệt.

Biếm họa của Hội các nhà khoa học có lương tâm. Ông “Agri Business” (Kinh doanh Nông nghiệp) nói “Chúng tôi biến đổi để bắp có thể chống lại các con sâu bọ đáng ghét”. Phía bên kia hàng rào là các nhà khoa học độc lập (Independant scientists)

8. GMO gây hại cho môi trường

Các giống cây biến đổi gien và thuốc diệt cỏ kèm theo chúng có thể gây hại cho chim chóc, côn trùng, các loài lưỡng cư, hệ sinh thái biển, và sinh vật sống dưới đất. Chúng làm giảm sự đa dạng của sinh thái, gây ô nhiễm nguồn nước và không hề bền vững. Một ví dụ là cây biến đổi gien đang triệt tiêu dần môi trường sống của loài bướm chúa, số lượng bướm chúa đã giảm hơn 50% tại Mỹ. Báo cáo cho thấy thuốc diệt cỏ Roundup gây ra dị tật bẩm sinh cho loài lưỡng cư, làm chết phôi và rối loạn nội tiết. Thuốc còn làm tổn hại nội tạng của động vật ngay cả với liều lượng nhỏ. Người ta đã tìm thấy cây canola (cải dầu) biến đổi gien mọc dại ở Bắc Dakota và California, cây này có nguy cơ truyền lại gien kháng thuốc diệt cỏ cho các loài cỏ dại khác.
Tờ phản đối GMO vì GMO khiến 37 triệu chú ong thiệt mạng.

Xác ong tại một cơ sở nuôi ong gần đồng bắp GMO ở Canada, ong bắt đầu chết sau khi nước này “học” Mỹ đi trồng giống biến đổi gien của Monsanto lẫn Dow Chemicals.


Bướm Monarch (bướm Chúa) hiện đang suy giảm. Chúng sống nhờ cỏ bông tai (milkweed) vốn mọc giữa các luống bắp. Các ruộng bắp ở Mỹ vốn là chỗ trú ưa thích của loài bướm này. Giờ với giống GMO và thuốc Roundup giết hết các loại cỏ tốt lẫn hại, cỏ bông tai biến mất, khiến số lượng bướm Chúa giảm mạnh. Trong hình là chú bướm chúa đang xơi cỏ bông tai

Tờ phản đối kêu gọi người dân tẩy chay GMO và Monsanto để cứu bướm chúa

9. GMO không tăng sản lượng và có tác dụng ngược với việc cung cấp thực phẩm cho một thế giới đói ăn
Trong khi các phương pháp nông nghiệp bền vững phi GMO tại các nước đang phát triển đạt kết quả thuyết phục với sản lượng tăng từ 79% trở lên, thì GMO trung bình không hề làm tăng sản lượng. Minh chứng cho điều này là bản báo cáo “thất bại về sản lượng” hồi năm 2009 của Liên hiệp các nhà khoa học – đây là một nghiên cứu rõ ràng nhất từ trước tới giờ về cây trồng và sản lượng của cây biến đổi gien.
Tổ chức Quốc tế về kiến thức nông nghiệp, khoa học và công nghệ phát triển (IAASTD) đã công bố một báo cáo do hơn 400 nhà khoa học viết và được 58 chính phủ ủng hộ, trong đó nêu rằng sản lượng của cây trồng biến đổi gien “cho ra đủ loại kết quả”  và trong một vài trường hợp thì “sản lượng bị giảm”. Bản báo cáo ghi chú rằng: “Các đánh giá chung về công nghệ này rất lạc hậu so với sự phát triển của nó, thông tin về GMO mang tính thêu dệt lẫn trái chiều, nên sự lưỡng lự về lợi ích cũng như tác hại của GMO là điều không thể tránh khỏi”. Họ xác định rằng các cây trồng GMO hiện tại không phù hợp cho mục đích xóa giảm đói nghèo, cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe, hay cuộc sống nông thôn, không tạo cơ sở để phát triển một xã hội và môi trường bền vững.
Trái lại, GMO đang tiêu hao nguồn tiền và tài nguyên lẽ ra nên dùng cho các công nghệ an toàn, đáng tin cậy và thích hợp môi trường hơn.

Anh Sumant Kumar – một nông dân nghèo của làng Darveshpura ở Ấn Độ, thu hoạch một sản lượng gạo nhiều kỷ lục thế giới (22,4 tấn trên 1 hecta) theo phương pháp hữu cơ, không dùng giống GMO. Ảnh: Chiara Goia

10. Bằng việc tránh sử dụng thực phẩm biến đổi gien, người tiêu dùng góp phần tẩy chay GMO, tống khứ GMO ra khỏi nguồn thực phẩm của chúng ta
Do GMO không đem đến lợi ích gì cho người tiêu dùng, khi chúng ta bắt đầu không mua các thực phẩm GMO thì chúng và các mặt hàng có sử dụng chúng sẽ trở thành gánh nặng cho các công ty sản xuất. Các công ty thực phẩm sẽ đào thải GMO. Điển hình như châu Âu, vào năm 1999, ngay sau khi báo chí đưa tin về vụ bê bối trong thực phẩm GMO và cảnh báo người dân về những hiểm hoạ tiềm tàng, các nước châu Âu đã buộc chủ công ty phải dán nhãn cho thực phẩm biến đổi gien. Tại Mỹ, lúc người tiêu dùng phản đối hormone tăng trưởng biến đổi gien trong bò, họ đã loại thứ thuốc này ra khỏi các sản phẩm sữa của Wal-Mart, Starbucks, Dannon, Yoplait và hầu hết các công ty sữa khác ở Mỹ.
 Copy từ Soi.today

Mặt nạ sữa chua, bột nghệ và bơ

Natural Remedies 16:41 Add Comment
mat na tinh nghe sua chua va bo

Loại mặt làm từ củ nghệ này sẽ giúp làn da xỉn màu của bạn sẽ trở nên rạng rỡ hơn. Trong đó, bơ là một loại thực phẩm có tác dụng làm se khít lỗ chân lông, nuôi dưỡng làn da và dưỡng ẩm tế bào. Ngoài ra, sữa chua lại cực giàu vitamin B và zinc có tác dụng loại trừ mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn mủ và, bôi trơn da, làm sạch sâu và loại bỏ bã nhờn dư thừa.

Dưới đây là thông tin bổ sung về những lợi ích to lớn mà các thành tố cấu tạo nên mặt nạ mang lại:
  • Quả bơ: Có tác dụng nuôi dưỡng làn da với nhiều loại vitamin bao gồm vitamin E, dầu tự nhiên, và các axit béo. Bên cạnh đó, bơ còn có khả năng dưỡng ẩm cho làn da của bạn. Không những thế, cùng với các thành phần chất chống lão hóa, bơ cũng giúp làn da của bạn trở nên khỏe mạnh, tươi tắn hơn và chống lại các gốc tự do gây hại tới các tế bào gây ra hiện tượng lão hóa sớm.
  • Sữa chua: Sữa chua có tác dụng chăm sóc làn da với các loại vitamin B, zinc và canxi. Cùng với đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời, sữa chua sẽ giúp bạn loại bỏ những tác nhân gây mụn và dưỡng ẩm, mang lại cho bạn một làn da mêm, mịn.
Thành phần
  • ¼ thìa bột nghệ
  • Một muỗng bơ
  • Một thìa sữa chua
Chỉ dẫn
  1. Nghiền nát bơ thật nhuyễn mịn. Nếu bị thừa quá nhiều, bạn có thể ăn hoặc bôi nó lên vùng da chân và tay trước khi đi tắm.
  2. Trộn các thành phần bơ, bột nghệ và sữa chua lại với nhau trong một cái bát nhỏ
  3. Bôi nhẹ nhàng một lớp hỗn hợp lên mặt theo chuyển động hình tròn và để nguyên 5 phút.
  4. Rửa sạch mặt với nước lạnh. Dùng khăn mềm thấm khô da và đón chờ sự thay đổi tuyệt diệu.
Lời khuyên
  • Hãy bảo vệ mái tóc của bạn: Bạn hãy buộc hết tóc ra phía sau theo kiểu đuôi ngựa và đeo bờm để tránh những sợi tóc bị xõa =, dính lên mặt
  • Chọn đúng loại sữa chua: hãy đảm bảo sử dụng loại sữa chua probiotic không đường để tránh gây kích ứng da. Bạn cũng có thể sử dụng tới sữa chua Hy Lạp
  • Ngăn ngừa=a vết bẩn: hãy mặc một chiếc áo sơ mi cũ ra ngoài để tránh mặt nạ rớt xuống quần áo của bạn. Bạn tốt hơn hết nên dùng những chiếc áo tối màu để bột nghệ không bị vương lên áo.
  • Tiết kiệm để sử dụng lần sau:Bạn có thể để hỗn hợp còn thừa vào tủ lạnh để bảo quản tới một tuần. tuy nhiên, nếu hỗn hợp bị bốc mùi, bạn nên vứt bỏ nó ngay lập tức.
 -Sưu tầm-