CHỮA BỆNH DẠ DÀY

Tinh bôt nghệ Hồng Lam 100% organic

Bệnh viêm loét dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch. Lớp niêm mạc là lớp trong cùng của dạ dày được cấu tạo bởi ba lớp: lớp tế bào biểu mô phủ, lớp đệm và lớp cơ niêm.

Tùy theo từng nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ viêm dạ dày trong dân chúng là 15-11,5 trên 1.000 người dân. Bệnh được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng bệnh lý này tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỷ lệ từ 40-70% trong bệnh lý dạ dày, tá tràng.

1. Viêm dạ dày những nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm dạ dày là một bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng thì rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng kết lại trong một số nguyên nhân chính như sau:

- Do chế độ ăn, uống:

  + Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng.

  + Ăn nhiều chất béo.

  + Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài.

  + Uống nhiều rượu, nghiện thuốc lá.

  + Ăn vội vàng, nhai không kỹ.

  + Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.

- Do thuốc & các hóa chất, do nhiễm Helicobacter Pylori (HP) rất được các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa quan tâm, đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.

- Do nguyên nhân thần kinh: Những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.

- Do nguyên nhân nội tiết: Đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan, v.v..

2. Phòng ngừa bệnh viêm dạ dày

Phòng ngừa viêm dạ dày tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm. Để giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, và các rối loạn tiêu hóa nói chung:

- Ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị, cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày.

- Hạn chế hoặc tránh uống rượu.

- Không hút thuốc lá.

- Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc viêm loét dạ dày giảm những cơn co thắt, chống ợ hơi - buồn nôn,...

3. Phương pháp điều trị bệnh dạ dày, tá trang đại tràng cấp và mãn tính với tinh bột nghệ

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh củ nghệ có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp của túi mật nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Tinh chất Curcumin trong củ nghệ cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.

Theo y học cổ truyền, củ nghệ có tác dụng điều hòa khí, phá huyết ứ tụ, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương, sẹo nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Thêm nữa, nghệ vàng có công dụng hữu hiệu trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, v.v..

Tinh bột nghệ Hồng Lam là sản phẩm được chiết xuất từ củ nghệ trồng tại Huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, có từ 2 năm tuổi trở lên, trồng tự nhiên, đảm bảo sản phẩm sạch, chế biến sạch và có hàm lượng curcumin cao giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh lý dạ dày, tá tràng, đại trạng so với bột nghệ thông thường.

Sản phẩm Tinh bột nghệ Hồng Lam sẽ được sản xuất vào dịp cuối năm âm lịch 2015, đây là thời điểm củ nghệ có hàm lượng curcumin cao nhất trong năm. Xin mời các bạn đặt hàng với chúng tôi tại trang facebook này hoặc qua điện thoại tư vấn: 0996.926.958 (gặp A. Thành).

Chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã quan tâm đến Hồng Lam với 2 sản phẩm đầu tiên: Tinh bột nghệ, Bột sắn dây.

Xin cảm ơn!

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »